Chất liệu nhựa có bị phân hủy? Thời gian phân hủy mất bao lâu? Chai Lọ HCM

Chất liệu nhựa có bị phân hủy? Thời gian phân hủy mất bao lâu?

Đăng ngày  13/04/2024
bởi LÊ THỊ NHẬT LỆ

Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, thế giới mỗi năm cho ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa. Trong đó, với 1 triệu chai nhựa và 5000 tỷ túi nilon thời gian tiêu thụ chỉ trong 1 phút. Đây cũng là vấn đề gây nhức nhối trên toàn cầu. Vậy nhựa có thể tự phân hủy không và quá trình phân hủy như thế nào? Cùng Sỉ chai lọ HCM tìm hiểu trong bài đọc dưới đây nhé!

Nhựa có phân hủy không? Phân hủy như thế nào?

Như bạn đã biết, nhựa không phải là chất hữu cơ mà là vật liệu tổng hợp được làm từ dầu mỏ, khí tự nhiên hoặc than, đá. Vì thế mà nhựa không có đặc tính tự phân rã bởi quá trình học tự nhiên hay phân hủy sinh học.

Khái niệm phân hủy sinh học được hiểu là vật liệu bị vi khuẩn và các sinh vật tự nhiên khác phân hủy biến thành  những hợp chất cơ bản là nước và khí cacbonic. Phần lớn thì các rác thải nhựa đều không thể bị phân hủy bởi quá trình sinh học.

Tuy nhiên, nhựa có thể bị phân hủy nhờ áp dụng quá trình phân hủy quang học. Chính là cho nhựa tiếp xúc với sáng mặt trời, vật liệu sẽ bị hủy thành các mảnh nhỏ theo thời gian. Nhưng thời gian diễn ra khá lâu, một ống nhựa cũng mất đến 100 - 500 năm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy nhựa ngoài môi trường

Thực tế, thời gian phân hủy của nhựa cũng chịu một số tác động của những tác nhân sau:

  • Ánh sáng mặt trời: Trong nội dung phần trên đã nói, nhựa sẽ bị phân hủy bởi quá trình phân hủy quang học. Những tia UV sẽ tác động lên các phân tử trong nhựa làm diễn ra quá trình phân hủy và độ bền của liên kết sẽ bị giảm, từ đó nhựa sẽ bị rã ra.

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ phân hủy của nhựa. Nếu nhiệt độ càng cao thì quá tình phân hủy càng nhanh và ngược lại.

  • Độ ẩm: Đối với nhựa sinh học nói riêng, nếu gặp nước có thể ảnh hưởng đến quá trình phân hủy. Nước sẽ đóng vai trò hóa học và sinh học, tác động đến cấu trúc của nhựa và thúc đẩy quá trình phân hủy nhanh hơn.

  • Vi khuẩn và vi sinh vật: Riêng với nhựa sinh học, một số vi khuẩn và vi sinh vật cũng có tác động đến quá trình phân hủy sinh học của nhựa. Chúng sẽ tạo ra enzim và chất xơ tham gia vào quá trình phân hủy liên kết cấu trúc nhựa, làm tăng tốc quá trình phân hủy.

Chất liệu nhựa mất bao lâu để phân hủy

Vì nhựa được phân hủy nhờ vào quá trình quang học nên thời gian cần thiết để chúng phân hủy là rất lâu. Theo nghiên cứu, chúng có thể mất từ hàng năm đến hàng nghìn năm tùy vào từng loại nhựa và điều kiện môi trường. Cụ thể:

  • Nhựa PET: Từ 450 – 1000 năm

  • Nhựa HDPE: Từ 500 – 1000 năm

  • Nhựa LDPE: Từ 500 – 1000 năm 

  • Nhựa PP: Từ  100 – 500 năm 

Gợi ý những cách phân hủy nhựa được áp dụng phổ biến

Bên cạnh để nhựa tự phân hủy thông qua quá trình quang học, hiện nay trên thế giới đã áp dụng một số cách khác để phân hủy nhựa:

Đốt và chôn dưới đất

Đối với cách xử lý rác thải này được áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam và cả trên thế giới. Uớc tính có đến 12% rác thải nhựa được đốt chất và 79% rác thải nhựa được chôn hay nằm ở bãi rác. 

Ưu điểm: 

  • Công đoạn xử lý nhanh, không mất nhiều thời gian

  • Quá trình thực hiện đơn giản, không mất nhiều chi phí

Nhược điểm: 

  • Hành động chôn lấp rác thải nhựa dưới đất sẽ ảnh hưởng đến tính chất của đất, gây ô nhiễm đến nguồn nước ngầm. Đồng thời tác động đến khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất. Hơn nữa, chúng còn làm cản trở đến sự sinh trưởng của thực vật.

  • Khi đốt rác thải nhựa có thể ảnh gây tác động đến tầng ozone, là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Việc các loại nhựa bị đốt sẽ sinh ra các khí độc hại như metan và etilen.

  • Bên cạnh đó, các khí đốt, khí carbon, khí hydro trong nhựa khi gặp clorua có nhiều trong rác thải nhựa sẽ sản sinh ra Dioxin, Furan gây ung thư cho sức khỏe người dân.

Phân hủy rác thải bằng phương pháp tái chế

Đây cũng là giải pháp được xem xét là tối ưu nhất, được nhiều nước khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, chỉ có nhựa PETE, LDPE, PP, HDPE là có thế tái chế được. Còn những loại khác thì hầu như không thể như nhựa PVC, PS.

Ưu điểm: 

  • Giảm lượng rác thải nhựa cần xử lý, giúp tiết kiệm chi phí xử lý rác thải ngoài môi trường. Đặc biệt, quá trình tái chế cũng góp phần hạn chế được những vấn đề như tắc nghẽn ống nước, lũ lụt, suy thoái đất,..

  • Giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ những tài nguyên không thể tái tạo như dầu mỏ

  • Giảm áp lực đối với những vật liệu nhựa nguyên sinh, giảm được sự tiêu thụ năng lượng, nước và hạn chế được phát thải những chất khí độc hại.

Vi khuẩn phân hủy nhựa

Phương pháp dùng vi khuẩn để phân hủy nhựa thường được áp dụng cho những sản phẩm từ nhựa sinh học. Nhưng hiện nay, nhiều nhà khoa học đã vẫn đang nghiên cứu và phát triển cách dùng vi khuẩn để phân hủy các loại nhựa truyền thống.

Ví dụ vào năm 2016, nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra được loại vi khuẩn sản sinh ra được 2 loại enzyme có thể phân hủy được nhựa PET.
Vào năm 2018, nữ sinh viên người Mỹ đã tìm ra được 3 loại vi khuẩn tiết ra enzyme có tác động đến quá trình phân hủy chất dẻo lipase. Đặc biệt, có một loại vi khuẩn có khả năng phân hủy hydrocarbon có trong nhựa PET.

Mới đây, nhà khoa học người Anh và Mỹ đã thành công chế tạo ra một loại enzyme có thể phân hủy nhựa nhờ phương pháp đột biến. Nếu nhựa plastic mất đến 400 năm để phân hủy thì khi áp dụng cách này thời gian được rút ngắn chỉ còn vài ngày. Hiện này, nghiên cứu này vẫn được tìm hiểu để tối ưu khi áp dụng phổ biến.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc nào liên quan đến các sản phẩm chai lọ có thể liên hệ với Sỉ chai lọ để được tư vấn.

Để lại ý kiến
icon icon icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: